Trầm hương tự nhiên

Tác Dụng Dược Tính Của Trầm Hương

 NGÀY ĐĂNG : 08:33:33 21/12/2021
Trầm hương

Tên thường gọi: Trầm hương còn gọi là Trầm, Kỳ nam, Trà hương, Gió bầu, Trầm gió.

Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.

Họ khoa học: Thuộc họ Trầm – Thymelaeaceae.

Cây Trầm Hương

Mô tả:

Cây gỗ cao 30-40m. Vỏ thân màu xám tro. Lá mỏng, mọc so le, chóp và gốc thuôn nhọn, mặt dưới nhạt có lông. Cụm hoa hình tán, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa màu trắng xám. Quả nang hình quả lê, có lông, nứt thành 2 mảnh, chứa 1 hạt. 

Bộ phận dùng:

Gỗ thân – Lignum Aquilariae Resinatum, thường có tên là Trầm hương.

Nơi sống và thu hái:

Trầm mọc hoang ở những vùng rừng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam – Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, cho tới An Giang, Kiên Giang.

Người ta sử dụng phần gỗ đã hoá trầm ở những cây già hay cây bị bệnh do có loài nấm Cryptosphaerica mangifera gây nhiễm. Trầm hương có hình dáng kích thước không nhất định nhưng đều có mùi thơm, nhất là khi đốt. Khi dùng làm thuốc người ta chẻ thành mảnh nhỏ, phơi trong râm mát cho khô, rồi tán bột mịn.
 

Thành phần hoá học:

Có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là benzylaceton 26% metoxybenzalaceton 53% và terpen alcol 11%, còn có acid cinamic và các dẫn xuất của nó.

Ở loài Bạch mộc hương của Trung Quốc- Aquilaria simensis (Lour.) Gilg., trong tinh dầu có agarospirol, baimuxianic acid, baimuxianal.

Tác dụng dược lý

Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra.

Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.

Vị thuốc Trầm hương

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Gỗ Trầm có vị cay, hơi ngọt, tính ấm.

Quy kinh:

Vào kinh Tỳ, vị và thận.

Công dụng:

Điều khí và giảm đau, hạ khí kéo dài và chống nôn. Bổ thận và chữa hen.

Liều dùng:

Ngày dùng 1-1,5g. Dưới dạng bột, ngâm rượu hoặc mài với nước.

Ứng dụng lâm sàng của Trầm hương

 

Chữa hen khí quản

Hen khí quản: Trầm hương 1,5g, Trắc bách diệp 3g, tán bột và uống trước khi đi ngủ. Người âm hư hoả vượng không nên dùng.

Chữa bệnh do xúc động tinh thần, khí dồn lên thở gấp, buồn bực ăn không được

Trầm hương, Nhân sâm, Ô dược, Hạt cau đều 6g sắc uống.

Chữa bệnh nặng phát nấc hay nôn ói:

Trầm hương, Ðậu khấu, hạt Tía tô, lượng bằng nhau, mỗi vị 4-6g sắc uống.

Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở:

Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.

Trị chứng nấc, nôn ói:

Bột trầm hương, nhục đậu khấu, hạt tía tô (mỗi thứ 2 chỉ). Cách chế biến cũng đem hãm như trên rồi lấy nước uống, có tác dụng trị chứng nấc, nôn ói do bị lạnh, khí nghịch.

Hỗ trợ nam giới:

Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.

 

 
TOP
0
    0
    Giỏ hàng của bạn
    Giỏ của bạn trống trơnQuay lại cửa hàng